Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Mã vạch là gì? Có bắt buộc sử dụng mã vạch hay không? Hướng dẫn cách tạo mã vạch sản phẩm

Mã vạch là gì? Có bắt buộc sử dụng mã vạch hay không? Hướng dẫn cách tạo mã vạch sản phẩm

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn

Bất kỳ hàng hoá nào khi lưu thông trên thị trường hầu như đều có mã vạch, đó là những đoạn sọc đen trắng chạy song song được in lên bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được mục đích của mã vạch này để làm gì? Vậy mã vạch là gì? Tại sao phải sử dụng mã vạch? Cách tạo mã vạch như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những nội dung này. 

Mã vạch (Barcode) là gì?

Barcode được dịch ra là mã số mã, nó bao gồm những kẻ đen trắng xem kẽ nhau và được xếp song song với nhau.  

Bao gồm 2 phần: Mã số là dãy số bên dưới, mã vạch là những vạch nằm bên trên mã số. Mã số này được quy định theo đầu số của từng quốc gia, khi việc và mỗi doanh nghiệp sẽ có những mã số khác nhau để phân định dịch vụ, sản phẩm tương ứng. mã vạch png

Tại sao phải sử dụng mã vạch? Ý nghĩa và những ứng dụng thực tế của mã vạch

Nếu như nhìn với mắt thường thì chúng ta chỉ đọc được phần số, còn những mã vạch sọc đen trắng chúng ta không biết được công dụng của chúng. Nhưng những mã sọc đó chính là để hiển thị thông tin cho sản phẩm và chỉ những thiết bị máy quét chuyên dụng với đọc và hiển thị chính xác được nội dung này. Không chỉ vậy mã vạch còn được ứng dụng và mang đến những lợi ích như: 

1. Phân loại hàng hóa và quản lý xuất nhập kho

Với mỗi bộ mã vạch của doanh nghiệp, bạn có thể phân định chúng và gắn với 1 dòng sản phẩm, từ đó hoàn toàn dễ dàng phân loại hàng hoá một cách thuận tiện. 

Mã vạch là gì? Có bắt buộc sử dụng mã vạch hay không? Hướng dẫn cách tạo mã vạch sản phẩm - Công ty Cổ phần iCheck

Nếu như trước kia hàng hoá quản lý bằng sổ sách, đây là cách làm rất tốn thời gian, công sức và dễ dẫn đến soi sót thông tin. Tuy nhiên khi quản lý qua mã vạch với những ký hiệu riêng và toàn bộ thông tin được mã hoá thì quá trình quản lý trở nên nhanh chóng và hiệu quả. 

2. Kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua Barcode

Mã vạch như thẻ căn cước cho sản phẩm, khi chúng ta quét mã sẽ giúp nắm được đầy đủ thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp. Nó được cấu tạo bởi 4 nhóm: 

hướng dẫn cách đọc mã vạch

Hình ảnh mã số mã vạch trên sản phẩm

– Nhóm 1: Ba chữ số đầu từ trái sang phải là mã số quốc gia. 

– Nhóm 2: Bốn chữ số tiếp theo là mã về doanh nghiệp.

– Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã hàng hóa.

– Nhóm 4: Số cuối cùng là số về kiểm tra hay còn gọi là số nhảy

3. Chức năng thanh toán khi mua hàng

Mỗi mã vạch được ấn định cho 1 dòng sản phẩm riêng và đã được doanh nghiệp ấn định mức giá cụ thể, nên thu ngân tại ngân hàng hay siêu thị chỉ cần cầm từng sản phẩm và cho máy đọc thông tin sẽ tự động nhập giá vào hệ thống một cách chính xác. 

4. Ứng dụng khác của mã vạch trong nhiều ngành nghề: 

Mã vạch là gì? Có bắt buộc sử dụng mã vạch hay không? Hướng dẫn cách tạo mã vạch sản phẩm - Công ty Cổ phần iCheck

– Y tế: Sử dụng mã vạch để kiểm soát hồ sơ bệnh án, khai báo y tế, kiểm soát mẫu xét nghiệm, mẫu máu,… 

– Chuyển phát nhanh: Quản lý thông tin cho đơn hàng: Tên hàng, tên người nhận, mã hàng, địa chỉ để hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót.

– Ngành thuế: Các tờ khai thuế đều được mã hoá bằng mã vạch để dễ dàng trong việc quản lý, xử lý cập nhật dữ liệu nhanh chóng và chính xác.

>> Tạo mã vạch miễn phí tại đây

Phân biệt 2 loại mã vạch phổ biến nhất hiện nay

Tuỳ vào mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ có những mã vạch phù hợp. 

1. Mã vạch 1D (tuyến tính)

Mã vạch 1d hay 1 chiều còn có tên gọi khác là mã vạch tuyến tính. Đây là mã vạch thông dụng trên thị trường, các vạch đen trắng xen kẽ song song là những dữ liệu đã được mã hóa và thay đổi theo 1 chiều ngang hoặc dọc. Với mỗi mã vạch 1d thường chỉ chứa 20 – 25 ký tự, vì thế nó thích hợp để ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, in trên bao bì sản phẩm, hộp, túi,…

mã vạch 1d

Các loại mã vạch 1 chiều phổ biến

Code 39

Mã này có dung lượng không giới hạn, mọi người có thể mã hóa nhiều thông tin dữ liệu từ chữ số, ký tự chữ hoa,… Chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực xuất bản sách, cơ quan hành chính, ngành y tế, Bộ Quốc Phòng,… 

EAN

Mã EAN được viết tắt bởi chữ European Article Number, nó thuộc dòng mã vạch giới hạn thông tin trong khoảng 20 – 25 ký tự. Ngày nay, mã EAN đã được chia thành hai loại: EAN – 8 và EAN – 13.

EAN – 8 có đúng 8 chữ số, nên sẽ hay được ứng dụng trong các loại sản phẩm có bao bì kích thước nhỏ như son môi, thuốc lá,… 

Còn đối với mã EAN – 13 bao gồm 13 số, kích thước to hơn EAN-8 nên được ứng dụng phổ biến hơn trên hầu hết các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG, kinh doanh bán lẻ, sản xuất,…

UPC

Mã UPC viết tắt của Universal Product Code, đây là mã được sử dụng chủ yếu trong các ngành hàng tiêu dùng, siêu thị, công nghiệp thực phẩm,… như mã EAN. Tuy nhiên, mã này  thuộc quyền quản lý của UCC (Hội đồng mã thống nhất của Mỹ), nên mã UPC chủ yếu được sử dụng tại một số nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc,…

Hướng dẫn cách đọc mã vạch 1d 

cách đọc mã vạch hàng hóa

Đặc điểm cấu tạo trên mỗi mã số mã vạch sản phẩm

Với mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: Tính từ trái sang phải

Mã quốc gia: hai hoặc ba chữ số đầu. Vid dụ: Việt Nam là 893.

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu chữ số do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất. 

Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Việc Phân định dựa trên nguyên tắc, mỗi dòng sản phẩm có một mã số khác nhau để tránh nhầm lẫn. 

Số cuối cùng là số kiểm tra. Số kiểm tra sẽ được tính dựa vào 12 số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Mã vạch 2d (ma trận)

Đây là loại mã vạch 2 chiều, mã qr code được mã hóa thông tin dưới dạng ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ sắp xếp xen kẽ nhau, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

Ngoài ra, mã vạch 2d còn được chia thành 2 loại được sử dụng phổ biến như:

mã vạch 2d - Mã vạch là gì? Có bắt buộc sử dụng mã vạch hay không? Hướng dẫn cách tạo mã vạch sản phẩm - Công ty Cổ phần iCheck

Hai loại mã vạch 2d phổ biến

QR Code

Barcode Qr Code được biết đến là mã vạch 2 chiều. Chúng có ưu điểm khác biệt như: mã hóa dữ liệu theo 4 chế độ khác nhau từ số, Kanji, byte, chữ, khả năng đọc dữ liệu nhanh chóng, kích thước tùy chỉnh lớn nhỏ và không giới hạn. 

Chính vì những ưu điểm vượt trội đó mà chúng được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực: thanh toán, theo dõi hành trình xe bus, chống giả, loyalty, quảng cáo,… cực kỳ thuận tiện và hiệu quả cao. 

>> Xem thêm: QR Code là gì? Hướng dẫn sử dụng QR Code

Data matrix

Loại mã Data matrix này tương tự như QR code, chúng được mã hóa thông tin dưới dạng ô vuông đen trắng lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau. Nhưng dung lượng chứa ít hơn QR code, nhưng mức độ bảo mật là cao hơn rất nhiều so với các loại mã vạch khác. Vì vậy, dòng mã này chủ yếu được sử dụng trong việc đặt tên các loại văn bản, hàng hóa, tài liệu,….

Kết luận

Bài viết trên đã mang đến cho bạn nội dung cụ thể về mã vạch, giúp bạn hiểu hơn vì sao cần sử dụng mã vạch, ý nghĩa của mã vạch khi ứng dụng các ngành nghề. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được loại mã vạch phù hợp và đáp ứng được đúng nhu cầu sử dụng mã vạch. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và hoàn hiện được mã vạch để đưa sản phẩm vào thị trường sớm nhất. 

Nguồn: https://icheckcorporation.vn/


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ 

– Hotline: 0911 719 969

– Email: tuandq@icheck.com.vn

– Fanpage: https//www.facebook.com/iCheckcorporation.vn

– Website: https://icheckcorporation.vn/


Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Đánh giá

Tin tức

icheck Corporation VN

Đăng ký dùng thử miễn phí

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.