Ngoài việc đặt mua nông sản thuận tiện, dễ dàng trên sàn thương mại điện tử, người dùng cũng được cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, quá trình nuôi trồng, chế biến, đóng gói sản phẩm,…
Ảnh minh họa.Theo thống kê từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông lâm thuỷ sản, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 10/2020 ước đạt 104 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2020 đạt 1,04 tỷ USD, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong các quốc gia cung cấp rau quả cho Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia là 3 thị trường chính cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam, với giá trị nhập khẩu lần lượt là 240,9 triệu USD (chiếm 25,7% tổng giá trị nhập khẩu, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm trước); 221,3 triệu USD (chiếm 23,6%, tăng 4,5%) và 84,6 triệu USD (chiếm 9%, tăng 2,6%). Có thể thấy, trong khi nông sản Việt còn đang “vật lộn” tìm chỗ đứng tại các thị trường quốc tế thì tại thị trường nội địa, nhiều cơ hội vẫn còn đang bỏ ngỏ cho nông sản Trung Quốc hay Thái Lan.Trong đó, yếu tố chính khiến nông sản Việt “lép vế” trước các đối thủ ngoại chính là giá thành, khi nông sản từ trang trại tới người nông dân phải qua nhiều khâu trung gian cũng như chi phí logistic đắt đỏ.
Thương mại điện tử là giải pháp hữu hiệu
Nhằm giúp hỗ trợ các hợp tác xã và hộ kinh doanh nông nghiệp tiếp cận, khai thác hiệu quả của thương mại điện tử (TMĐT), mới đây, sàn TMĐT của Viettel Post – Vỏ Sò đã ký kết hợp tác với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương để đẩy mạnh chương trình Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đồng thời, doanh nghiệp này cũng ký kết hợp tác với iCheck – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm. Với công nghệ truy xuất nguồn gốc của iCheck các mặt hàng nông sản bán trên sàn TMĐT Vỏ Sò sẽ được thông tin đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, công khai thông tin quá trình nuôi trồng, chế biến, đóng gói,…giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin chính xác về sản phẩm. Trên thực tế, với những ưu thế nổi bật như nhanh, tiện dụng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, thương mại điện tử có thể khắc phục được sự thiếu liên kết giữa các đơn vị trong chuỗi phân phối truyền thống. Tại các quốc gia phát triển, người dùng có thể đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử và nông sản được giao hàng trong thời gian sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, người dùng cũng được cung cấp những thông tin về truy xuất nguồn gốc, hoặc theo dõi trực tuyến việc canh tác, trồng trọt nông sản. Có thể thấy, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT là một trong những hướng đi mới cho nông sản Việt. Đây cũng là giải pháp tạo liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt các khâu phân phối trung gian, giúp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.Nguồn: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kinh-doanh/dua-nong-san-len-san-thuong-mai-dien-tu-huong-di-moi-cho-nong-san-viet-3555158.html—————————————————————————
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ
– Hotline: 0911 719 969
– Email: tuandq@icheck.com.vn
– Fanpage: https//www.facebook.com/iCheckcorporation.vn
– Website: https://icheckcorporation.vn/